Sống với tâm không chấn động
Tâm lý này phải được tu tập đúng pháp, đúng cách thì tâm mới không bị chấn động. Vì thế, đức Phật trang bị cho chúng ta một pháp môn như lý tác ý: “Ta phải sống với tâm không chấn động”. Nếu hằng ngày thường xuyên tác ý như vậy thì tâm sẽ không bị chấn động.
Tâm không bị chấn động thì tâm được bình tĩnh và an ổn. Muốn làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì trước tiên phải tập sống với tâm không động chuyển trước các ác pháp và các cảm thọ. Là phải tu tập Tứ Chánh Cần.
Có đạt được kết quả tâm không động chuyển thì mới có khả năng tiến tu lên tâm không chấn động.
Gợi ý
-
Sống với tâm không động chuyển
Mục đích của Đạo Phật là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Muốn đạt được mục đích “sống với tâm không động chuyển” nên đức Phật đã dạy chúng ta phải sống với tâm không động chuyển. Đó là pháp môn như lý tác ý.Vậy...
-
Sống với tâm không lý luận
Khi lý luận thì phải có sự tranh cãi, tranh chấp; kẻ hay lý luận hơn thua là kẻ nuôi tự ngã vĩ đại. Muốn diệt ngã, xả tâm thì hằng ngày phải sống với tâm không lý luận. Lý luận có ảnh hưởng cho sự tu tập là bất...
-
Sống với tâm từ bỏ ngã mạn
Ngã mạn có ba hình thức: 1. Thấy mình hơn người, 2. Thấy mình bằng người, 3. Thấy mình thua người. Biến lời dạy “Ta phải sống với tâm từ bỏ ngã mạn” này thành câu tác ý tức là pháp môn như lý tác ý để thường nhắc tâm...
-
Sống với thiện
tức là sống với những người có đạo đức, những người lành.
-
Người sống với đạo đức nhân bản–nhân quả
là người biết sống với chính mình; là người không ăn cắp chính mình.